TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN TẠI KHOA NỘI-NHI-LÂY

Tại khoa Nội- Nhi-Lây Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, hàng quý đều tổ chức các buổi họp Hội đồng người bệnh khoa, kết hợp truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và người nhà bệnh nhân.

Tháng 8/2024, Khoa đã thực hiện truyền thông về chủ đề Bệnh Sốt xuất huyết và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân Sốt xuất huyết, với các nội dung sau:

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

– Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. 

– Bệnh lây lan do muỗi vằn (Aedes Aegypti) đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành .

– Bệnh xảy ra quanh năm thường bùng phát dịch lớn vào mùa mưa, nhất là các tháng 7, 8, 9, 10.

– Không phải tất cả bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết đều phải nhập viện, mà tùy theo bệnh cảnh lâm sàng mà các bác sĩ cho bệnh nhân nhập viện hay khuyên bệnh nhân điều trị và theo dõi tại nhà.

2. Những bệnh nhân điều trị tại nhà, cần lưu ý:

– Duy trì môi trường sạch sẽ, không có muỗi

– Người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ

– Dùng thuốc Acetaminophen đơn chất, theo chỉ định của bác sĩ

– Bù nước sớm- uống nhiều nước

– Nhập viện nếu các triệu chứng nặng hơn.

3. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên làm gì?

*Hạ sốt đúng cách:

– Nếu sốt cao từ 38.50C trở lên, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo, có thể lau mát bằng nước ấm

– Thuốc hạ nhiệt chỉ có thể dùng Paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15mg/ kg cân nặng, cách nhau mỗi 4-6 giờ.

– Chú ý: Tổng liều Paracetamol không quá 60mg/ kg cân nặng/ 24 giờ.

– Không dùng Aspirin (Acetylsalicylic acid), Analgin, Ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết

*Phòng tránh mất nước:

– Bù dịch sớm bằng đường uống theo nhu cầu: với nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch Oresol…

– Chỉ truyền dịch trong trường hợp người bệnh nôn nhiều, không ăn được, lừ đừ, Hct tăng cao…. Việc truyền dịch nên thực hiện tại các cơ sở y tế

*Dinh dưỡng:

– Thức ăn hợp khẩu vị, dễ tiêu hóa

– Nếu bệnh nhân ăn kém, nôn ói: Giảm lượng thức ăn mỗi bữa, tăng số lần ăn trong ngày

– Tránh thức ăn nước uống có màu nâu hoặc đỏ như xá xị, sô cô la…Vì khi nôn khó phân biệt với nôn/ ói máu

– Tránh uống các nước uống có gas vì sẽ gây đầy hơi

***Theo dõi dấu hiệu chuyển nặng, khi có từ 1 dấu hiệu trở lên trong các dấu hiệu sau đến ngay cơ sở y tế điều trị:

– Mệt lả, bứt rứt, khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.

– Không ăn, uống được.

– Nôn ói nhiều.

– Đau bụng nhiều.

– Tay chân lạnh, ẩm.

– Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo.

– Không tiểu trên 6 giờ.

***Không nên làm gi?

– Không dùng các thuốc (Aspirin, Ibuprofen…)

– Không dùng kháng sinh/ dùng thuốc đông y

– Không kiêng ăn nhịn uống

– Không tuân thủ tái khám

(Khoa Nội Nhi Lây)